Chuyển đến nội dung chính

Những chất tạo ngọt phổ biến trong thực phẩm

 

Chất tạo ngọt thực phẩm

Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân tạo hoặc có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng để làm ngọt hoặc tăng hương vị của thực phẩm và đồ uống. Hiện tại có hơn 61 loại đường được ứng dụng trong thực phẩm. Những chất tạo ngọt ra đời vẫn cung cấp vị ngọt như đường nhưng chúng có rất ít hoặc gần như không có calo. Trong vài năm nay các nhà khoa học dinh dưỡng và bác sĩ đã xác nhận chúng có vai trò trong việc giảm tỷ lệ béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim, cũng như giảm cân.

• Chất tạo ngọt nhân tạo được sản xuất hóa học không có ở tự nhiên, hiện có nhiều loại trên thị trường được FDA chấp thuận như saccharin, acesulfameK, aspartame, neotame và sucralose.

• Chất tạo ngọt tự nhiên là chất thay thế đường được chiết xuất từ ​​thực vật. Ví dụ như stevia. Điều quan trọng cần lưu ý là chúng rất khó điều chỉnh độ ngọt do hàm lượng khác nhau cũng như cách sản xuất khác nhau.

• Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có chất làm ngọt chức năng hay còn gọi là rượu đường ví dụ như sorbitol, mannitol, xylitol và erythritol. Chúng có hàm lượng calo thấp hơn đường, nhưng cũng ít ngọt hơn. Một lựa chọn tốt cho những người dễ bị sâu răng và tiểu đường. Hơn nữa, chúng rất phổ biến tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, vì nó còn dùng để tạo bọt, cũng như hữu ích trong việc giữ ẩm thực phẩm.

chất tạo ngọt


Chất tạo ngọt có an toàn không?

Hầu hết các chất thay thế đường đều ngọt gấp nhiều lần. Chỉ cần một lượng nhỏ là đủ tạo độ ngọt ngon miệng. Những chất tạo ngọt Đức Hiếu giới thiệu bên dưới đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định là phụ gia thực phẩm. Điều này có nghĩa là FDA đã kiểm định, có đủ các bằng chứng khoa học để chắc chắn rằng chúng an toàn để chế biến trong thực phẩm và đồ uống.

» Hướng đi mới để cải thiện sức khỏe

Nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu, giới hạn calo, bảo vệ răng miệng thì hãy nên tham khảo những chất tạo ngọt sau đây. Tất nhiên tốt nhất chúng ta vẫn nên tập trung vào các món ăn lành mạnh như trái cây, rau, thịt và ngũ cốc nguyên hạt. Đó đều là những nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể bạn. 

» So sánh đường tự nhiên và đường bổ sung

Sự khác biệt là đường tự nhiên có trong trái cây - rau quả có chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng lành mạnh. Ví dụ 1 quả táo chỉ có 19 gr đường, 3 gr chất xơ cũng như các vitamin / hợp chất có thể giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư và bệnh tim. Ngược lại 1 chai soda có đến gr đường, không có chất xơ và không có lợi ích dinh dưỡng. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo không nên bổ sung quá 24 gr đường mỗi ngày đối với phụ nữ và 36 gr đối với nam giới.

Cơ thể chứa quá nhiều đường góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe như:

• Chế độ dinh dưỡng kém, không đủ bổ dưỡng.

• Tăng cân.

• Sâu răng

• Chất béo trung tính cao.


chất tạo ngọt


Có mấy loại đường?

Glucose: Glucose là một monosaccharide, nó được tìm thấy rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm. Đây là dạng đường phổ biến nhất trong thực vật, chúng ta sử dụng nó để tạo năng lượng. Bất kể bạn ăn ở dạng đường nào, cơ thể sẽ phân hủy hầu hết thành glucose. Glucose kết hợp với các đường đơn khác để tạo thành disaccharide.

- Fructose: Fructose cũng là một monosaccharide. Đây là một loại đường có trong trái cây, mật ong và một số loại rau củ. Fructose là loại đường ngọt nhất trong số các loại đường tự nhiên. Fructose chỉ có thể được chuyển hóa trong gan của bạn.

- Galactose: Đây là monosaccharide phổ biến thứ ba. Nó được tạo thành từ các nguyên tố giống như glucose, nhưng chúng được sắp xếp khác nhau. Galactose chủ yếu được tìm thấy dưới dạng monosaccharide trong đậu Hà Lan.‌

- Sucrose: Sucrose được tạo thành từ một phần glucose và một phần fructose liên kết với nhau. Sucrose được tìm thấy tự nhiên trong thực vật. Đường mà bạn nấu ăn hàng ngày chính là đường sucrose. Nó thường được làm từ mía hoặc củ cải đường.

Lactose: Lactose là đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Lactose tạo thành từ glucose và galactose. Đường lactose tạo ra axit lactic, cần thiết cho quá trình lên men để tạo ra sữa chua và pho mát. Bạn cần một loại enzyme cụ thể được gọi là lactase để phân hủy lactose thành glucose và galactose để cơ thể có thể hấp thụ. Nếu chúng không có enzyme đó, bạn có thể không dung nạp được lactose.‌

MaltoseMaltose được tạo ra từ hai phân tử glucose liên kết với nhau. Nó là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy carbohydrate, thường tìm thấy trong các loại ngũ cốc nảy mầm. Ngũ cốc tạo ra nó khi chúng phân hủy tinh bột để nảy mầm.


chất tạo ngọtBảng so sánh lượng calo và nồng độ ngọt


Có bao nhiêu chất thay thế đường

Các chất thay thế đường/ chất tạo ngọt sau đây được FDA chấp thuận làm phụ gia thực phẩm ở Hoa Kỳ:

- Aspartame: là một chất thay thế đường có hàm lượng calo thấp phổ biến. Sản phẩm là sự kết hợp của 2 axit amin: axit aspartic và phenylalanin. Nó ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Các sản phẩm có chứa aspartame bao gồm sữa chua, món tráng miệng, bánh pudding, kẹo cao su và nước ngọt. Trong dược phẩm dùng làm thuốc giảm ho, vitamin. Lưu ý aspartame không được dùng thay thế cho đường khi bạn nướng bánh. Aspartame mất đi vị ngọt khi đun nóng.

AcesulfameK: là một chất thay thế đường không calo, ngọt hơn đường 200 lần. Nó còn được gọi là acesulfame kali hoặc Ace-K. Hay dùng kết hợp với các chất tạo ngọt khác. Đường AcesulfameK được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến như bánh nướng, kẹo, món tráng miệng và nước ngọt. AcesulfameK không bị mất vị ngọt ở nhiệt độ cao. 

Saccharin: là một chất thay thế đường có hàm lượng calo thấp. Nó ngọt hơn đường từ  200 - 700 lần, một số người có thể cảm thấy dư vị khi họ tiêu thụ saccharin. Để loại bỏ dư vị hãy kết hợp saccharin với một chất thay thế đường khác. Saccharin ứng dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống, bao gồm kẹo cao su, trái cây, bánh nướng, nước ngọt.

- Stevia: là một chất thay thế đường từ thực vật không có calo. Thuật ngữ “stevia” dùng để chỉ Stevia rebaudiana, là một loài thực vật Nam Mỹ. Nó ngọt hơn đường từ 200 - 400 lần. Stevia được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, chẳng hạn như món tráng miệng, kẹo cao su, bánh nướng, kẹo và sữa chua.

- Sucralose: Sucralose là chất thay thế đường không calo. Nó ngọt hơn đường khoảng 600 lần. Ứng dụng trong nước ngọt, nước trái cây, nước sốt, siro, kẹo, món tráng miệng, bánh nướng và trái cây đóng hộp.

Rượu đường: Chúng không phải là rượu, mà chúng có cấu trúc hóa học tương tự như đường và rượu, còn được gọi là “polyols”. Ứng dụng trong nhiều loại thực phẩm chế biến, bao gồm kẹo, kem, bánh pudding, bánh nướng và socola. Rượu đường rất dễ nhận thấy trên nhãn vì hầu hết chúng đều kết thúc bằng “tol”. Các loại rượu đường phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm như:

- Erythritol - 0,2 calo mỗi gram và ngọt như đường từ 60% đến 80%.

- Isomalt– 2 calo mỗi gram và ngọt như đường từ 45% đến 65%.

- Lactitol - 2 calo mỗi gram và 30% đến 40% ngọt ở đường.

- Maltitol - 2,1 calo mỗi gram và 90% ngọt như đường.

- Mannitol - 1,6 calo mỗi gram và ngọt như đường từ 50% đến 70%.

Sorbitol - 2,6 calo mỗi gam và 50% đến 70% ngọt như đường.

- Xylitol - 2,4 calo mỗi gam và có độ ngọt tương tự như đường.

(Mỗi gram đường chứa 4calo)

chất thay thế đường


Chất tạo ngọt dùng để làm gì

Chất thay thế đường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng cũng như dược phẩm. Ví dụ như đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt, thực phẩm đóng hộp, bánh ngọt, kẹo, cũng như các món tráng miệng khác, mứt, thạch, các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra rượu đường còn hay dùng trong socola, kẹo cao su (xylitol), cũng như kem đánh răng. Những chất tạo ngọt này không chỉ tạo thêm vị ngọt mà còn xây dựng kết cấu/tăng khối lượng cho thực phẩm cũng như giữ ẩm thức ăn. Nếu bạn đọc trên nhãn thực phẩm thường thấy những cái tên như sau: Agave nectar; Brown sugar; Evaporated cane juice; Malt syrup; Fructose; Maple syrup; Cane crystals; Fruit juice concentrate; Molasses; Cane sugar; Glucose; Raw sugar; Corn sweetener; High-fructose corn syrup; Sucrose; Corn syrup; Honey; Syrup; Crystalline fructose; Invert sugar; Dextrose; Maltose.

Hiện tại chúng tôi đang phân phối các chất tạo ngọt chuyên dụng cho ngành phụ gia thực phẩm. Bên cạnh đó chúng còn được ứng dụng khá nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Mỗi sản phẩm, mỗi lô hàng đạt chất lượng nhất quán và tin cậy. Với số lượng hàng có sẵn và giá cạnh tranh, đảm bảo rằng Đức Hiếu luôn có những nguyên liệu phụ gia bạn cần cùng một mức giá ưu đãi. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, nếu đang quan tâm đến những sản phẩm chúng tôi cung cấp, hãy liên hệ với Đức Hiếu ngay hôm nay.

chất thay thế đường


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử