Chuyển đến nội dung chính

L-Lysine

 

L-Lysine

L-Lysine là gì

L-lysine hoặc ngắn gọn hơn Lysine là một axit amin thiết yếu, có nghĩa là nó cần thiết cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không tạo ra được. Bạn phải nhận lysine từ thực phẩm hoặc chất bổ sung bên ngoài. Các axit amin như lysine là thành phần cấu tạo của protein. Lysine rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện và nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất carnitine, một chất dinh dưỡng chịu trách nhiệm chuyển đổi axit béo thành năng lượng làm giảm cholesterol. Lysine còn giúp cơ thể hấp thụ canxi, hình thành collagen, một chất quan trọng đối với xương và các mô liên kết bao gồm da, gân và sụn.

L-lysine


L-lysine có tác dụng gì

Lysine xây dựng cơ bắp và đốt cháy chất béo để tạo năng lượng. L-lysine là dạng mà cơ thể chúng ta có thể sử dụng. Nó thường được bán dưới các chất bổ sung dạng viên nén, viên nang, kem và chất lỏng. Những bạn tập gym, vận động viên thể thao sử dụng lysine như một chất bổ sung protein giúp mô cơ phục hồi sau tập luyện. Nếu bạn thiếu lysine sẽ gặp phải những triệu chứng:

• Mệt mỏi

• Buồn nôn

• Chóng mặt

• Ăn mất ngon

• Kích động

• Đôi mắt đỏ ngầu

• Tăng trưởng chậm

• Thiếu máu

• Rối loạn sinh sản


Thực phẩm chứa L-lysine:

Hầu hết mọi người nhận đủ lysine trong chế độ ăn uống (thịt, cá, trứng, sữa,..). Đối với người ăn chay trường, các loại đậu (đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng) là nguồn cung cấp lysine tốt nhất. Cụ thể hơn như sau:

• Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, thịt lợn và thịt gia cầm.

• Phô mai, đặc biệt là parmesan.

• Một số loại cá, chẳng hạn như cá tuyết và cá mòi.

• Trứng.

• Đậu nành, đặc biệt là đậu phụ.

• Tảo xoắn.

• Hạt cỏ cà ri.

• Men bia, đậu và các sản phẩm từ sữa cũng chứa lysine.

L-lysineL-lysine

Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Các ngành công nghiệp bắt đầu bổ sung lysine vào thức ăn chăn nuôi trang trại vào cuối những năm 1980. Nhu cầu về thịt gia tăng khiến lysine cần thiết hơn cho gia súc gia cầm. Thêm lysine cho phép nông dân giảm chi phí thức ăn mà vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mong muốn. Lysine có thể chống lại virus, giảm mức độ nghiêm trọng, thời gian chữa bệnh và sự tái phát của virus hoặc bệnh mụn rộp. Nó cũng là axit amin quan trọng nhất đối với các loài dạ dày đơn như lợn, chó, mèo và gà.

Đối với bò sữa thêm Lysine vào thức ăn giúp đạt được sản lượng sữa tối đa. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã bổ sung lysine theo nhu cầu protein của bò như là một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Ngoài bò, những động vật có chế độ ăn thiếu chất, bị thương hoặc mắc một số bệnh cũng nên bổ sung lysine.

Lưu ý: Bổ sung lysine thùy theo trọng lượng của vật nuôi, theo nghiên cứu khoảng 12mg/kg trọng lượng. Vì lysine làm tăng khả năng hấp thụ canxi, sử dụng quá liều lượng dài hạn có thể gây ra sỏi mật hoặc các vấn đề về thận.

L-lysine


So sánh L-lysine Monohydrochloride (l-lysine hcl) và L-lysine Sulphate

Lysine là một thành phần thiết yếu trong thức ăn chăn nuôi. Làm thế nào để chọn một sản phẩm lysine thích hợp rất quan trọng đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nói chung, bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp tùy theo điều kiện sản xuất. Xem xét các tác động khác nhau 2 loại lysine này đối với vật nuôi. So với lysine hydrochloride, dữ liệu nghiên cứu của lysine sulfate ít hơn. Đôi khi vật nuôi sẽ nhạy cảm đối với các tạp chất trong axit amin và khả năng chịu đựng gốc sulfate.

Thành phần chính của cả hai là lysine, nhưng hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau. Lysine sulfate không trải qua quá trình tinh chế nên nó chứa nhiều tạp chất hơn, độ nguyên chất chỉ 65%. Trong khi đó Lysine hydrochloride cao tới 98,5%. Lysine sulfate có hàm lượng tạp chất cao kéo theo khả năng hút ẩm gây ra sự kết tụ của thức ăn, quá trình oxy hóa của các thành phần thức ăn và sự phát triển của nấm mốc. Bên cạnh đó còn gây tiêu chảy nhiều hơn cho vật nuôi. Do đó phải thận trọng hơn khi chế biến phụ gia thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

L-lysine hcl


Tăng Lysine, Tăng lợi nhuận. Chi phí vận hành và chi phí cố định sẽ giảm đáng kể. Biết rằng lysine cần thiết để cải thiện năng suất và tăng lợi nhuận chỉ là bước đầu tiên, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng khi có quá nhiều sản phẩm trên thị trường. L-lysine feed grade Đức Hiếu phân phối dưới dạng bột là một nguồn lysine chất lượng đến từ thương hiệu Dong Xiao. Một giải pháp hiệu quả về chi phí tạo ra sự khác biệt đáng kể.

Cả 2 dòng sản phẩm Lysine đều sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Mỗi sản phẩm, mỗi lô hàng đạt chất lượng nhất quán và tin cậy. Với số lượng hàng có sẵn và giá cạnh tranh, đảm bảo rằng Đức Hiếu luôn có những phụ gia thực phẩm bạn cần cùng một mức giá ưu đãi. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, nếu đang quan tâm đến những sản phẩm chúng tôi cung cấp, hãy liên hệ với Đức Hiếu ngay hôm nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử