Chuyển đến nội dung chính

Malto Dextrin

 

Malto Dextrin

Maltodextrin là gì?

Bạn có đọc nhãn dinh dưỡng trước khi mua không? Nếu bạn thường xuyên kiểm tra các thành phần trong thực phẩm đã chế biến hoặc đóng gói, rất dễ thấy maltodextrin trong đó. Các nhà sản xuất thêm nó vào nhiều loại thực phẩm như:

• Thực phẩm bổ sung gym, thể dục.

• Sữa chua.

• Khoai tây chiên.

• Nước sốt.

• Hỗn hợp gia vị.

• Ngũ cốc.

• Chất làm ngọt nhân tạo.

• Đồ nướng.

• Bia.

• Thức ăn nhẹ.

• Kẹo.

• Nước ngọt.

FDA liệt kê sản phẩm an toàn để sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm. Theo định nghĩa của FDA, nó là một polysaccharide dinh dưỡng không ngọt bao gồm các đơn vị D-glucose được liên kết chủ yếu bằng α-1-4 và có DE nhỏ hơn 20. Maltodextrin là sản phẩm thủy phân không hoàn toàn của tinh bột. Nó được tạo thành từ các phân tử chuỗi nhỏ là hỗn hợp của polysaccharid, tetrasaccharid, hoặc oligosaccharid dài hơn bốn đơn vị glucose, cũng chứa một lượng nhỏ maltotriose, maltose và glucose.

Malto Dextrin

Maltodextrin được tạo ra như thế nào?

Nó là một loại carbohydrate phải trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt. Maltodextrin có dạng bột trắng từ tinh bột gạo, ngô, lúa mì hoặc khoai tây. Đầu tiên các nhà sản xuất sơ chế, sau đó thêm axit hoặc enzym để phân hủy nó, phá vỡ tinh bột thành các mảnh nhỏ hơn. Sản phẩm cuối cùng là một loại bột trắng bao gồm các phân tử đường, hòa tan trong nước có vị trung tính. Bột được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm ở trên để thay thế đường và cải thiện kết cấu, thời hạn sử dụng và mùi vị của chúng.

Maltodextrin là một chất phụ gia thực phẩm rất phổ biến có thể tìm thấy ở hầu hết mọi chế độ ăn của chúng ta. Nó rất dễ tiêu hóa, có vị trung tính hoặc hơi ngọt và chủ yếu được sử dụng như một chất tạo phồng, độ dày trong thực phẩm. Các vận động viên cũng có thể sử dụng maltodextrin như một chất bổ sung carbohydrate.

Malto Dextrin

Công dụng của Maltodextrin

Trong thực phẩm đóng gói, chẳng hạn như bánh ngọt, kẹo và nước ngọt, bột malto dextrin có thể giúp:

• Làm đặc thực phẩm hoặc chất lỏng để giúp kết dính các thành phần với nhau.

• Cải thiện kết cấu hoặc hương vị.

• Giúp bảo quản thực phẩm và tăng thời hạn sử dụng.

• Thay thế đường hoặc chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn, ít calo.

Thật sự Maltodextrin ít có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó là một loại carbohydrate rất dễ tiêu hóa và có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng. Do đó, các nhà sản xuất thêm bột này vào nhiều thức uống thể thao và đồ ăn nhẹ. Sự khác biệt trong cấu trúc của maltodextrin từ các nguồn thực vật khác nhau quyết định các đặc tính vật lý, hóa học và chức năng của chúng nhưng nhiều công dụng của chúng là tương tự nhau, ví dụ như:

Maltodextrin ngô: Nó có nguồn gốc từ ngô hoặc ngô sáp và loại được sử dụng nhiều nhất trong số năm loại.

Tapioca Maltodextrin: Bột năng, còn gọi là bột sắn, bột đao, bột lọc, là tinh bột của củ khoai mì. Loại DE thấp có các đặc tính tương tự như tinh bột, thường được sử dụng làm chất thay thế chất béo trong món tráng miệng, kem và nước sốt.

Maltodextrin khoai tây: Nó có tốc độ tiêu hóa cao trong cơ thể chúng ta, độ nhớt cao hơn và tạo thành dung dịch trong suốt hơn maltodextrin của ngô nếu có cùng DE. Malto dextrin trong khoai tây thường có trong thức uống thể thao vì nó được cơ thể hấp thụ trong thời gian ngắn để cung cấp năng lượng.

Maltodextrin gạo: Maltodextrin từ gạo bao gồm nhiều saccharid có trọng lượng phân tử thấp và nó có hàm lượng protein - lipid - độ nhớt cao so với các maltodextrin khác.

Maltodextrin lúa mì: Nó không được FDA liệt kê trong các nguồn thực vật chứa maltodextrin vì có thể chứa gluten.

Malto Dextrin


Đường malto dextrin có an toàn không?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt maltodextrin là một chất phụ gia thực phẩm an toàn. Nó cũng được liệt kê trong giá trị dinh dưỡng của thực phẩm như một phần của tổng lượng carbohydrate. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống, carbohydrate không nên chiếm quá 45–65% trong tổng lượng calo của bạn. Tốt nhất, hầu hết các loại carbohydrate đó phải là loại carbohydrate phức hợp giàu chất xơ, không phải là thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, maltodextrin thường chỉ có trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Nó sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến lượng carbohydrate tổng thể của bạn.

Tại sao nhà sản xuất lại yêu thích maltodextrin trong thức ăn?

Chính nhờ công dụng làm đặc hoặc chất độn để tăng khối lượng thực phẩm đã qua chế biến. Nó cũng là một chất bảo quản giúp tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm đóng gói. Maltodextrin rẻ và dễ sản xuất, vì vậy nó rất hữu ích cho các sản phẩm làm đặc như bánh pudding và nước xốt salad. Maltodextrin kết hợp với chất tạo ngọt nhân tạo như trái cây đóng hộp, món tráng miệng và đồ uống dạng bột. Nó thậm chí còn được sử dụng như một chất làm đặc trong các mặt hàng chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da và các sản phẩm chăm sóc tóc.

Liên hệ với Đức Hiếu để có đường Malto Dextrin chất lượng cao và dịch vụ bán hàng chu đáo. Hiện tại chúng tôi đang phân phối các chất tạo ngọt, phụ gia thực phẩm nhập khẩu. Với số lượng hàng có sẵn và giá cạnh tranh, đảm bảo rằng Đức Hiếu luôn có những mặt hàng bạn cần cùng một mức giá ưu đãi. Vì vậy đừng chần chừ nữa, nếu đang quan tâm đường Malto Dextrin Lihua, Fufeng hay Dongxiao hãy liên hệ với Đức Hiếu ngay hôm nay.

Malto Dextrin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử