Chuyển đến nội dung chính

Chất nhũ hóa là gì

 

Chất nhũ hóa là gì

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm mới bằng cách kết hợp nhiều thành phần rất cần thiết. Các nhãn hàng lớn như Dominos, Pizza Hut làm nước sốt của họ bằng quá trình nhũ hóa. Sau khi nghiền, giảm kích thước hạt, đồng nhất, phân tán. Các nhà sản xuất sẽ hợp nhất các thành phần này lại với nhau bằng chất nhũ hóa. Vậy chất nhũ hóa là gì? Ngay sau khi khuấy/ trộn xong, nhũ tương bắt đầu phân tách trở lại. Để duy trì hỗn hợp đồng đều, chất nhũ hóa thực phẩm hoạt động như một liên kết giữ các phần tử lại với nhau. Nó làm cho thành phẩm mềm và mịn trong kết cấu, cải thiện chất lượng của hỗn hợp, giữ cho sản phẩm chắc và ổn định.

Bên cạnh đó, dung dịch văng ra trong chế biến hoặc nấu nướng cũng được giảm bớt nhờ chất nhũ hóa. Sản phẩm đem lại khả năng hòa tan, biến đổi tinh thế, tạo bọt và tạo kem tốt hơn. Chất nhũ hóa có nhiều chức năng trong chế biến thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.

chất nhũ hóa là gì


Các chất nhũ hóa thực phẩm phổ biến

Chất nhũ hóa là phụ gia thực phẩm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt. Bạn có thể tìm thấy chất nhũ hóa trong nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn. Ví dụ như mayonnaise, bơ thực vật, thịt, kem, nước xốt salad, socola, kem phủ, bánh quy, bánh mì và nhiều thực phẩm khác. Nhiều chất nhũ hóa được sử dụng ngày nay có nguồn gốc tự nhiên được gọi là hydrocolloid. Hydrocolloids đóng vai trò như chất làm đặc, hỗ trợ cấu trúc, kết cấu, hương vị và thời hạn sử dụng của sản phẩm. Chúng thường được gọi đơn giản là gum vì tính năng mà chúng tạo ra.

Hydrocolloids được tạo ra từ thực vật, động vật và các nguồn thủy sinh. Chất nhũ hóa cũng làm giảm độ dính của thực phẩm và giúp món ăn duy trì kết cấu cũng như hương vị mịn. Kem là một ví dụ tuyệt vời về cách chất nhũ hóa làm giảm độ dính, mỗi miếng kem rất ngon-mịn-đẹp không giống như nhai kẹo cứng. Một số chất nhũ hóa được ứng dụng rộng rãi:

chất nhũ hóa là gì

Guar gum

Guar gum thường được dùng để tạo nhũ tương, làm đặc và ổn định các thành phần trong sản phẩm, ngay cả những thực phẩm yêu cầu nhiệt độ lạnh trong quá trình sản xuất. Guar gum giúp duy trì kết cấu mịn trong các sản phẩm từ sữa thực vật và sữa ít calo.

Cellulose Gum

Thường được sử dụng làm chất tạo gel. Nó hay dùng để tạo gel lỏng, sau đó kết hợp vào nhiều loại sữa tự nhiên hoặc các sản phẩm làm từ đậu nành. Cellulose (CMC) có khá nhiều tính năng như làm đặc, chất kết dính và chất ổn định. Nó ổn định gel gốc nước cho các món tráng miệng và thạch uống.

Carrageenan

Có nguồn gốc từ rong biển đỏ và làm đặc thực phẩm, tạo cho món ăn có độ sệt giống như gel. Carrageenan thường được sử dụng trong sữa và các sản phẩm thay thế từ sữa. Chất nhũ hóa này liên kết với protein trong sữa động vật và thực vật để ổn định các thành phần lỏng của chúng.

Lecithin

Lecithin được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp làm bánh. Chất nhũ hóa này chứa các hợp chất béo (có trong trứng). Đặc tính tạo nhũ tương từ phospholipid tồn tại trong lecithin. Theo các nhà khoa học, hàm lượng cholesterol HDL tốt sẽ tăng lên khi lecithin được thêm vào hỗn hợp thực phẩm. Chất nhũ hóa này giữ an toàn, làm tăng độ ổn định và thời hạn sử dụng của thực phẩm. Lecithin cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó ngăn ngừa cholesterol cao và xơ gan do uống rượu. Ngoài ra, lecithin cải thiện các chức năng thần kinh, não và cơ bắp.

chất nhũ hóa là gì


Dẫn xuất axit béo

Có nhiều chất nhũ hóa nguồn gốc từ axit béo như polyglycerol este (PGE), polysorbate, stearoyl lactylate, propylene glycol ester (PGMS) và sucrose ester thường được biết đến. Trong các món tráng miệng như bánh ngọt và kem, dẫn xuất axit béo thường được sử dụng.

Polyglycerol Polyricinoleate (PGPR)

Nướng bánh là một nghệ thuật nấu ăn. Tất cả chúng ta đều không thể phủ nhận rằng bánh quy rất ngon, đó là lý do tại sao những chiếc bánh ngọt ngào luôn hấp dẫn. Trong quá trình sản xuất socola cho các món bánh nướng, polyglycerol polyricinoleate (PGPR) có tác dụng nâng cao độ phồng và thể tích của món ăn. Lớp phủ sôcôla chảy đẹp mắt khi PGPR được thêm vào hỗn hợp. Chất nhũ hóa này cung cấp độ mịn và độ nhớt nhất định.

Amoni Phosphatide (AMP)

Ammonium phosphatide (AMP) có nguồn gốc từ hoa hướng dương. Sử dụng AMP luôn được đánh giá cao trong sản xuất sô cô la và bánh kẹo. Nó tạo ra sự đồng nhất và ổn định của hỗn hợp (kích thước, kết cấu, mùi, độ dày, v.v). Chất nhũ hóa AMP có thể dùng như một giải pháp thay thế cho lecithin hoặc áp dụng cùng với PGPR.

Mono và Diglycerid

Monoglyceride rất linh hoạt, hoạt động tốt trong các loại bọt có thể đánh bông được. Khi các phân tử nước cần phân tán trong chất béo, monoglyceride đóng vai trò như một đường dẫn nước vào dầu. Thêm vào đó, nếu dùng trong socola, Monoglyceride đem lại cảm giác món ăn như đang tan chảy bên trong miệng của bạn - tăng thêm vị ngon. Cấu trúc tinh thể của thực phẩm trở nên cân bằng nhờ sự trợ giúp của nó.

chất nhũ hóa là gì


Chất nhũ hóa có an toàn không?

Phía trên là những chất nhũ hóa thực phẩm được sử dụng nhiều nhất từ trước đến giờ. Nhưng làm cách nào để biết rằng những chất này an toàn? Nghiên cứu cho thấy rằng chất nhũ hóa, đặc biệt là những chất có nguồn gốc tự nhiên rất an toàn. FDA thường xuyên kiểm tra xem xét mức độ an toàn của tất cả các chất phụ gia thực phẩm. Guar gum, carrageenan và nhiều chất khác đã được FDA chấp thuận sử dụng trong thực phẩm giữa những năm 1960 và 1970.

Ngược lại với những định kiến về rủi ro tiềm ẩn, nhiều nghiên cứu khác cho thấy hydrocolloids sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Một số hydrocolloid đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol, cải thiện chức năng insulin, hoạt động như prebiotics và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.


Đưa ra quyết định sáng suốt về thực phẩm

Chất nhũ hóa tự nhiên như hydrocolloid có trong nhiều loại thực phẩm và rất hữu ích trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đóng gói giữ được độ đặc, kết cấu, độ mịn và hương vị của chúng. Chất nhũ hóa giúp duy trì độ tươi cũng như chất lượng hàng hóa trong từng thời điểm khác nhau.

Khi bạn quyết định ăn một sản phẩm có chứa hydrocolloid, hãy biết rằng chúng đã được FDA công nhận là An toàn và trải qua kiểm định. Để giúp người tiêu dùng xác định thực phẩm có chứa các chất phụ gia này và đưa ra quyết định sáng suốt, FDA yêu cầu các công ty thực phẩm chỉ định chất nhũ hóa được sử dụng trong các thực phẩm ở danh sách thành phần của họ.

Liên hệ với Đức Hiếu để có những phụ gia thực phẩm chất lượng cao và dịch vụ bán hàng chu đáo. Hiện tại chúng tôi đang phân phối chất nhũ hóa Xanthan GumGuar GumCarrageenanCMC (Carboxymethyl Cellulose). Những dòng sản phẩm này đều sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Mỗi sản phẩm, mỗi lô hàng đạt chất lượng nhất quán và tin cậy. Với số lượng hàng có sẵn và giá cạnh tranh, đảm bảo rằng Đức Hiếu luôn có những nguyên liệu bạn cần cùng một mức giá ưu đãi. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, nếu đang quan tâm đến những sản phẩm chúng tôi cung cấp, hãy liên hệ với Đức Hiếu ngay hôm nay.

chất nhũ hóa là gì

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử