Chuyển đến nội dung chính

Vai trò của chất bảo quản thực phẩm

 

Vai trò của chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản là gì

Phương pháp cổ điển mà có lẽ ai cũng biết để ngăn ngừa sự hư mốc, bảo quản thực phẩm chính là ướp muối cá và thịt. Ngày nay với sự tiên tiến của khoa học công nghệ, chất bảo quản vẫn tiếp tục vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngăn chặn nấm mốc, nấm men, thức ăn hư cũng như ngộ độc thực phẩm đe dọa tính mạng con người. Bách cách mở rộng tính năng, chất bảo quản làm giảm chi phí, cải thiện sự tiện lợi, kéo dài thời hạn sử dụng và tránh lãng phí thực phẩm. 

chất bảo quản thực phẩm

Phân loại bảo quản

Có hai phương thức bảo quản: vật lý và hoá học. Bảo quản vật lý đề cập đến các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Bảo quản bằng hóa chất là thêm các thành phần vào thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại tiềm ẩn do quá trình oxy hóa, ôi thiu, sự phát triển của vi sinh vật hoặc những thay đổi không mong muốn khác - và được coi là chất phụ gia bảo quản. FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại cả chất bảo quản tự nhiên (ví dụ: từ nước chanh, muối hay đường) và chất bảo quản nhân tạo đều là chất bảo quản hóa học. Trong đó chất bảo quản nhân tạo có thể được chia thành ba nhóm chính:

1. Các chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của nấm mốc trên thực phẩm

• Sodium Benzoate (natri benzoat) - muối của axit benzoic.

• Axit sorbic và ba loại muối khoáng của nó, kali sorbat, canxi sorbat và natri sorbat.

• Propionates - muối của axit propionic.

• Nitrit - muối của axit nitơ.


2. Chất chống oxy hóa (ức chế quá trình oxy hóa)

• Sulfite - một nhóm các hợp chất chứa phân tử tích điện của lưu huỳnh kết hợp với oxy, bao gồm natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit, kali bisulfit và kali metabisulfit.

 Vitamin E (tocopherol) - một loại vitamin tan trong chất béo.

 Vitamin C (axit ascorbic) - một loại vitamin hòa tan trong nước và muối của nó, natri ascorbate, canxi ascorbate và kali ascorbate

 Butylated hydroxyanisole (BHA) - một chất rắn dạng sáp được sử dụng để bảo quản bơ, mỡ lợn, thịt và các loại thực phẩm khác.

 Butylated hydroxytoluene (BHT) - có cấu trúc và chức năng tương tự như BHA, nhưng ở dạng bột.


3. Chất tạo chelat liên kết ion kim loại trong một số loại thực phẩm để ngăn chặn quá trình oxy hóa

 Axit dinatri ethylenediaminetetraacetic (EDTA) - được sử dụng trong chế biến thực phẩm để liên kết các ion mangan, coban, sắt hoặc đồng.

 Polyphosphates - được sử dụng làm chất chống hóa nâu trong nước chấm, nước rửa trái cây và rau củ.

 Axit citric - được tìm thấy tự nhiên trong trái cây họ cam quýt.

chất bảo quản thực phẩm

Chất bảo quản có an toàn không

Tất cả các chất bảo quản được thêm vào thực phẩm phải được công bố trong danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm bằng cách sử dụng tên chung của chúng. Khi không có tên riêng, các hình thức tổng hợp có thể được liệt kê. Ví dụ, vitamin B9 tổng hợp có thể được liệt kê là “axit folic”. Các thành phần bảo quản phải được xác định là chất bảo quản hoặc phải có chức năng cụ thể, chẳng hạn như axit sorbic dùng để giữ độ tươi.

FDA có thẩm quyền đối với tất cả các chất bảo quản, chia sẻ trách nhiệm về sự an toàn của các chất phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các sản phẩm (thịt, gia cầm, trứng,....). FDA quy định rằng chất bảo quản không được sử dụng theo cách để che giấu hư hỏng hoặc kém chất lượng, làm cho thực phẩm có vẻ đẹp hơn thực tế hoặc ảnh hưởng xấu đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng làm chất bảo quản sẽ liệt kê trong Bộ luật Liên bang của Hoa Kỳ.

chất bảo quản thực phẩm


Theo các cơ quan quản lý, chất bảo quản thường được công nhận là an toàn, hay còn gọi là GRAS, với số lượng cho phép. Thật sự, một chế độ ăn uống ngập tràn các món chế biến sẵn sẽ chứa rất nhiều chất bảo quản. Hãy nên hạn chế, chọn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể để bảo vệ sức khỏe. Tất nhiên chúng ta không thể loại bỏ chất bảo quản trong ngành công nghiệp thực phẩm được, nó có lý do khoa học để sử dụng. Miễn là người tiêu dùng biết cách cân bằng hợp lý. Các cải tiến công nghệ mới nổi nhằm thay thế chất bảo quản truyền thống đang được tiến hành. Sự phát triển của công nghệ xử lý áp suất cao và tiền xử lý siêu âm với ánh sáng xung đang có nhiều hứa hẹn. Chúng sẽ đem lại những lợi ích bổ sung như giảm lượng nước sử dụng, tiết kiệm năng lượng và cải thiện chất lượng thực phẩm.

Ngoài chất bảo quản, Đức Hiếu còn phân phối nhiều chất phụ gia cho ngành thực phẩm, đồ uống, dược phẩm cũng như các ứng dụng công nghiệp khác. Cam kết tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, Đức Hiếu đảm bảo tất cả các sản phẩm có thể được sử dụng, vận chuyển, tiêu thụ một cách an toàn và không gây ảnh hưởng môi trường. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử