Chuyển đến nội dung chính

Chất chống vón cục là gì

 

Chất chống vón cục là gì

Theo định nghĩa, chất chống đóng cục là các hợp chất khan được thêm một lượng nhỏ vào thực phẩm khô để ngăn các hạt kết dính với nhau, đảm bảo sản phẩm vẫn khô và chảy đều. Kết cấu chất chống vón dạng bột rất mịn và được liệt kê là chất dinh dưỡng, thành phần thực phẩm. Nếu không có chất chống vón, hỗn hợp súp khô hay bánh sẽ bị dính lại và dai, máy pha cappuccino và socola nóng sẽ khó hoạt động bình thường,.... Những chất này thường được tìm thấy trong sữa, bột kem, hỗn hợp làm từ bột mì, bột nở, muối ăn, ca cao và đồ uống pha cà phê. Trong sản xuất, việc bổ sung phụ gia thực phẩm chống đóng cục giúp ngăn chặn hiện tượng bắc cầu ở quá trình đóng gói, làm tăng tỷ lệ sản xuất.

chất chống vón là gì


Chất chống vón hoạt động như thế nào

Hầu hết các sản phẩm bị “vón cục” hoặc dính lại với nhau xảy ra do độ ẩm, sự tương tác giữa các hạt và hàm lượng chất béo cũng làm giảm khả năng chảy của sản phẩm. Do đó, chất chống đóng cục hoạt động theo hai cách. Chúng hút nước hoặc đẩy nước và dầu vào bao bì. Mặc dù được thêm vào thực phẩm nhưng nó không làm thay đổi bản chất thực phẩm đó. Điều này đặc biệt có lợi đối với hỗn hợp bánh, bột mì, đường, muối ăn và nhiều sản phẩm dạng hạt khác vì chúng có cấu trúc tinh thể. Khi các cấu trúc tinh thể này hấp thụ nước hoặc dầu, chúng có thể liên kết với nhau gây khó khăn khi sử dụng. Ngoài thực phẩm, chất chống đóng cục còn hỗ trợ các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như các ngành sản xuất mỹ phẩm và chất tẩy rửa.

Sản phẩm được thêm chất chống vón phổ biến nhất là muối. Khi bạn đổ muối ra khỏi hộp nó sẽ chảy tự do, thường là nhờ natri aluminosilicat. Hãy tưởng tượng việc phải tách muối ra khỏi một khối khó khăn như thế nào mỗi khi bạn cần 1 ít để nấu ăn hoặc thêm hương vị cho một túi bỏng ngô? Các tinh thể muối sẽ phủ một chất chống đóng cục để giữ cho các hạt tách biệt với nhau. 

Ngoài các loại bột đơn giản, có nhiều ví dụ khác nhau về cách chất chống đóng cục được sử dụng để làm cho các thành phần tách ra. Chúng thường ứng dụng trong tất cả các loại sản phẩm sẽ bị vón cục trong thời gian bảo quản. Do đó, các nhà sản xuất thực phẩm thường sẽ thêm chất chống đóng cục vào một thời điểm nào đó trong quá trình gia công để tối ưu hóa năng suất. Giảm sự vón cục và hút ẩm đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho đường, bột mì và các thành phần thiết yếu khác.

chất chống vón là gì

Có bao nhiêu chất chống vón

Ở EU, hầu hết các chất chống vón đều có mã số E trong phạm vi gần 500 với nhiều chức năng khác nhau như:


ChấtMã số EChức năng
Tricalcium PhosphateE341Được sử dụng trong các loại gia vị dạng bột. Cũng được sử dụng như một chất tạo men.
MannitolE421Một polyol, có thể thêm vào để hạn chế dính.
Bột CelluloseE460iiĐược sử dụng trong pho mát cắt nhỏ để giảm vón cục
Magnesium stearateE470bHỗ trợ sản xuất viên uống nhờ đặc tính bôi trơn của nó.
Sodium bicarbonateE500Cũng là một chất tạo men
Sodium ferrocyanideE535Hay dùng trong muối
Potassium ferrocyanideE536Hay sử dụng trong muối
Calcium ferrocyanideE538Hay sử dụng trong muối
Bone phosphateE542Có thể được thêm vào hỗn hợp sản phẩm khô hoặc đường
Silicon dioxide (tixosil)E551Ứng dụng nhiều trong các sản phẩm khô như pho mát cắt nhỏ, hỗn hợp bột và gia vị, lọc bia. Ở Mỹ, nó có giới hạn sản phẩm là 2%.
Calcium silicateE552Ngăn chặn sự đóng cục trong hỗn hợp bột nở, muối và đồ khô.
Magnesium silicateE553aThường được sử dụng với hỗn hợp bột, pho mát nghiền và gia vị.
TalcE553bĐược sử dụng trong gạo, lớp phủ viên nén, muối và thực phẩm dạng bột.
Aluminium silicate/KaolinE559Thường được sử dụng trong đường, muối và chất bổ sung
Stearic acidE570Được tìm thấy ở cả động vật và thực vật. Một chất béo rắn kết tinh ở nhiệt độ phòng, được sử dụng để phủ các hạt.


chất chống vón là gì

Chất chống đóng cục có an toàn không?

Có rất nhiều chất chống vón giúp thực phẩm của chúng ta không bị dính lại và dễ sử dụng. Bạn có thể xem danh sách đầy đủ các chất trên tại trang web của FDA. Do hàm lượng chất chống đóng cục GRAS được thêm vào thực phẩm rất nhỏ, vì thế chúng không phải lúc nào cũng được thêm vào danh sách thành phần trên nhãn thực phẩm. Điều này được cho phép theo hướng dẫn  của FDA vì các chất chống đóng cục thường không ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của sản phẩm và liều lượng thấp đến mức luật pháp cho phép không cần liệt kê.

Solvay phát triển dòng sản phẩm silica kết tủa Tixosil đa ứng dụng, đặc biệt cho ngành công nghiệp thực phẩm. Sản phẩm được nhập khẩu bởi Đức Hiếu, tuân thủ đầy đủ các quy định về thực phẩm quốc tế. Hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp thực phẩm, được chứng nhận ISO 9001. Mỗi sản phẩm, mỗi lô hàng đạt chất lượng nhất quán và tin cậy. Với số lượng hàng có sẵn và giá cạnh tranh, đảm bảo rằng Đức Hiếu luôn có những phụ gia thực phẩm bạn cần cùng một mức giá ưu đãi. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, nếu đang quan tâm đến những sản phẩm chúng tôi cung cấp, hãy liên hệ với Đức Hiếu ngay hôm nay.

chất chống vón là gì

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử