Chuyển đến nội dung chính

So sánh Guar Gum và Xanthan Gum

 

So sánh Guar Gum và Xanthan Gum

Trước khi đầu tư vào bột gum, nhà sản xuất thực phẩm phải luôn tìm hiểu để đảm bảo mua được một sản phẩm đáng giá mà họ sẽ có xu hướng mua lại, điều này thường dẫn đến câu hỏi rằng loại bột gum nào tốt hơn để chế biến,..đặc biệt không chứa gluten. Guar gum và Xanthan gum đều là hai thành phần phổ biến trong thực phẩm, công thức chế biến không chứa gluten. Cả 2 đều là chất làm đặc và chất nhũ hóa thức ăn. Tuy nhiên sự khác biệt của chúng rất đa dạng, những điểm khác nhau này chính là lý do mà người tiêu dùng lựa chọn Guar hay Xanthan. Cả hai loại gum này đôi khi được sử dụng cùng nhau, mỗi loại lại tạo ra những lợi thế cụ thể cho một công thức. Đọc tiếp để phân biệt cả 2 nhé!



so sánh guar gum và xanthan gum


Điểm giống nhau giữa Guar Gum và Xanthan Gum

Hai chất bột màu trắng mịn này nhìn sơ trông giống nhau, những thành phần nổi tiếng nhất trong chế biến không chứa gluten. Cả hai sản phẩm đều có thể duy trì sự ổn định khi nhào bột gần như bằng nhau. Xanthan và Guar được sử dụng trong làm bánh không chứa gluten để bắt chước cấu trúc protein có trong bột mì, lúa mạch hoặc bột triticale. Guar Gum và Xanthan Gum đều ổn định hỗn hợp, ngăn giọt dầu dính vào nhau và phân tách các hạt rắn lắng xuống đáy. Ở một số công thức chế biến, hai loại này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Mặc dù cả hai đều là chất làm đặc duy trì độ nhớt, nhưng điểm tương đồng của chúng chỉ dừng lại ở đó.


so sánh guar gum và xanthan gum


Phân biệt guar gum và xanthan gum

1. Xanthan làm từ ngô, Guar xuất phát từ cây họ đậu: Xanthan được tạo ra bằng cách lên men ngô với một loại vi sinh vật gọi là "Xanthomonas campestris." Guar gum có nguồn gốc từ đậu guar, chứa nhiều chất xơ hòa tan.

2. Biến đổi gen: Xanthan thu hoạch từ đường ngô lên men, đáng chú ý ngô là một trong những thực phẩm gây biến đổi gen.

Guar gum hay còn gọi là guaran, đến từ Ấn Độ, hiện là nhà cung cấp bột guar gum lớn nhất toàn cầu và chịu trách nhiệm cho khoảng 80% tổng sản lượng của thế giới. Ngoài Ấn Độ, một lượng lớn guar cũng đang được trồng ở các nước như Trung Quốc, Châu Phi, Úc và Hoa Kỳ. Guar gum mà Đức Hiếu nhập khẩu được làm từ hạt guar trồng ở Hoa Kỳ theo phương pháp canh tác bền vững và USDA chứng nhận hữu cơ. Phần lớn guar được trồng để lấy nội nhũ của nó, có khoảng 50% protein, với 28% nội nhũ và 22% vỏ. Nội nhũ này dùng như một chất ổn định, chất nhũ hóa và chất làm đặc trong nhiều sản phẩm thực phẩm.


so sánh guar gum và xanthan gum


Bột Guar Gum đa năng hơn

Tính linh hoạt, tính phổ biến và đặc tính hóa học của guargum khiến nó trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, sản phẩm được sử dụng trong vô số ngành công nghiệp ngoài thực phẩm, bao gồm: thức ăn gia súc; nông nghiệp; mỹ phẩm; dược phẩm; hóa dầu, dệt may; công nghiệp sản xuất giấy, khai thác mỏ và xây dựng.

Guar tiết kiệm chi phí

Dù giá cả có biến động trong vài năm qua nhưng guar vẫn là chất làm dày hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất trên thị trường hiện nay. Xanthan thường đắt hơn guar.

Hương vị của guar tự nhiên hơn

Mùi vị là sự khác biệt quan trọng giữa hai loại gum và thường là yếu tố quyết định bạn sẽ mua loại nào. Do xanthangum là sản phẩm nhân tạo nên mùi vị của nó được kiểm soát, và các hóa chất được sử dụng khi sản xuất có thể tạo ra dư vị khó chịu. Ngược lại guar gum có hương vị tự nhiên, “ít qua chế biến” khiến nó trở thành một chất ưa thích trong thực phẩm thay vì xanthan hoặc các thành phần nhân tạo khác.

Guar có thời hạn sử dụng lâu

Ở dạng khô và khi bảo quản đúng cách, xanthan có thể tồn tại vô thời hạn. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng đặc tính của nó có giới hạn. Mặt khác, guar gum có thể giữ được đặc tính của nó trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng, và thậm chí có thể kéo dài khi bổ sung chất bảo quản nhất định.

Guar là một chất làm dày hiệu quả

Người ta ước tính rằng guar có khả năng làm đặc gần gấp 8 lần bột ngô, loại có độ đặc gấp đôi bột mì. Bánh mì nướng có xanthan sẽ có vị ướt, ngay cả khi nguội hoàn toàn. Bánh nướng chứa guar gum dễ xẹp và khô. Mỗi loại gum mang lại những đặc tính khác nhau cho việc nướng bánh, vì vậy sự kết hợp cần thiết để đạt được cả kết cấu và hình dạng.


so sánh guar gum và xanthan gum


Giá Guar Gum

Sự phổ biến của guar tiếp tục phát triển trong nhiều ứng dụng và ngành công nghiệp đa dạng. Đối với những người theo chủ nghĩa tiêu thụ thực phẩm không chứa gluten, bột guar gum nhanh chóng trở thành một nguyên liệu phổ biến trong tủ bếp. Guargum chiếm ưu thế vượt trội trong đồ ăn lạnh như: kem, sinh tố, và vượt xa khả năng của các loại gum khác.

Sau khi xem xét một số điểm khác biệt giữa guar gum và xanthan gum. Đức Hiếu là nhà cung cấp bột guar gum, xanthan gum, các chất tạo kết cấu, làm dày, nhũ hóa và ổn định cho một loạt các ngành công nghiệp toàn cầu. Ngày càng nhiều công ty chuyển sang sử dụng sản phẩm guar của chúng tôi vì sự minh bạch tuyệt đối, chất lượng và giấy tờ truy xuất đầy đủ. Sản phẩm được USDA chứng nhận và phê duyệt.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Taurine

  Taurine Taurine là gì Chắc hẳn bạn đã từng mua 1 lon Red Bull, trong công thức của nhiều loại nước tăng lực hiện nay có chứa taurine. Nó là một axit amin chứa lưu huỳnh (C2H7NO3S) có trong tự nhiên. Mặc dù các axit amin thường được coi là khối cấu tạo của protein, nhưng taurine không được dùng để xây dựng protein trong cơ thể bạn. Thay vào đó, nó được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện, có nghĩa  Taurine  chỉ trở nên cần thiết khi bị ốm và căng thẳng. Taurine được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và cơ thể bạn có thể tự sản xuất được. Do đó, việc thiếu hụt taurine khó xảy ra ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tạo ra taurine như người lớn, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc công thức bổ sung. Nguồn cung cấp taurine - Các nguồn chính của taurine là protein động vật như thịt, hải sản và sữa. Thực vật chứa rất ít, do đó những người ăn thuần chay tiêu thụ ít taurine hơn. Nhưng đừng lo cơ thể bạn có khả năng tạo ra taurine trong gan từ các axit

Chất khử bọt là gì

  Chất khử bọt là gì Đối với hầu hết các hệ thống sản xuất thực phẩm, kiểm soát bọt là một thách thức phải lưu ý. Trong hệ thống nước, chất lỏng nguyên chất không tạo bọt nhưng các chất hoạt động bề mặt, protein, hạt rắn nhỏ và tạp chất sẽ tạo thành bọt trong nước. Bọt sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống, ví dụ như các vùng khuyết trên bề mặt thành phẩm, ngăn việc gia công sản phẩm khi đóng gói. Để ngăn chặn chúng và giữ cho quá trình vận hành trơn tru, nhiều ứng dụng cũng như chất khử bọt ra đời. Từ khóa:  Chất kháng bọt  -  Chất chống tạo bọt ;  Chất phá bọt  -  Chất khử bọt ; Những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trên thực tế chúng sẽ khác nhau. Chất khử bọt thêm vào sẽ loại bỏ bọt hiện có, trong khi chất chống tạo bọt ngăn chặn sự hình thành bọt. Chất chống tạo bọt thường được thêm vào dung dịch trước khi nó hình thành. Ngược lại chất phá bọt lại được rắc lên những đám bọt hiện có, nhằm mục đích xẹp bọt nhanh chóng. Cách hoạt động của chất khử bọt Tạo bọ

Ascorbic Acid

  Ascorbic Acid Ascorbic acid là gì Axit ascorbic là một hợp chất hóa học (C6H8O6) thường được tìm thấy trong tự nhiên, được sử dụng như nguyên liệu  phụ gia thực phẩm  chống oxy hóa. Acid Ascorbic hoạt động như một vitamer của Vitamin C, có nghĩa nó cung cấp hoạt tính giống hệt Vitamin C. Vì thế axit ascorbic được liệt kê là Vitamin C trên nhãn thành phần (Vitamin C là thuật ngữ chung, axit ascorbic là tên hóa học). Rất nhiều loại trái cây và rau quả trong tự nhiên chứa axit ascorbic, con người không thể tự sản xuất và phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Về mặt công nghiệp, axit ascorbic được sản xuất thông qua một quá trình nhiều bước khử glucose và tạo ra chúng như một sản phẩm phụ.  Ascorbic acid  sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả muối và este. Ở những dạng này, nó sẽ xuất hiện trong bảng thành phần dưới các tên khác nhau, chẳng hạn như natri ascorbate, canxi ascorbate, kali ascorbate, ascorbyl palmitate hoặc ascorbyl stearat. Công dụng của Ascorbic Acid Axit ascorbic được sử