Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chất chống vón cục là gì

  Chất chống vón cục là gì Theo định nghĩa, chất chống đóng cục là các hợp chất khan được thêm một lượng nhỏ vào thực phẩm khô để ngăn các hạt kết dính với nhau, đảm bảo sản phẩm vẫn khô và chảy đều. Kết cấu chất chống vón dạng bột rất mịn và được liệt kê là chất dinh dưỡng, thành phần thực phẩm. Nếu không có chất chống vón, hỗn hợp súp khô hay bánh sẽ bị dính lại và dai, máy pha cappuccino và socola nóng sẽ khó hoạt động bình thường,.... Những chất này thường được tìm thấy trong sữa, bột kem, hỗn hợp làm từ bột mì, bột nở, muối ăn, ca cao và đồ uống pha cà phê. Trong sản xuất, việc bổ sung  phụ gia thực phẩm  chống đóng cục giúp ngăn chặn hiện tượng bắc cầu ở quá trình đóng gói, làm tăng tỷ lệ sản xuất. Chất chống vón hoạt động như thế nào Hầu hết các sản phẩm bị “vón cục” hoặc dính lại với nhau xảy ra do độ ẩm, sự tương tác giữa các hạt và hàm lượng chất béo cũng làm giảm khả năng chảy của sản phẩm. Do đó, chất chống đóng cục hoạt động theo hai cách. Chúng hút nước hoặc đẩy nước và d

Tinh bột thực phẩm

  Tinh bột thực phẩm Tinh bột rất linh hoạt và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta. Nó là dạng carbohydrate tự nhiên có trong ngũ cốc và rau quả. Ở Việt Nam, tinh bột mọi người hay ăn thường đến từ lúa mì, ngô, khoai tây, khoai lang, đậu, chuối và tất nhiên là gạo. Có mặt trong hàng ngàn loại thực phẩm khác nhau mà mọi người tiêu thụ hằng ngày. Trên thực tế, tinh bột chính là dạng carbohydrate phổ biến nhất, nguồn năng lượng thiết yếu cho não và cơ bắp. Nhưng không phải tất cả các loại tinh bột đều được tạo ra như nhau. Các polysaccharide sẽ khác nhau về chất lượng, hình dạng hạt, kích thước, hàm lượng amylose và độ nhớt cũng như cách chúng làm đặc và tạo hương vị cho thành phẩm. Những loại bột bạn dễ mua nhất là bột mì và bột bắp. Nổi lên gần đây chính là  tinh bột biến tính ,  với nhiều ứng dụng như chất làm đặc, chất nhũ hóa hoặc chất ổn định. Liên kết với photphat, tinh bột biến tính có thể hấp thụ nhiều nước hơn và giữ các thành phần lại với nhau. Tinh bột

Cách giữ cho thức ăn luôn tươi và an toàn

  Cách giữ cho thức ăn luôn tươi và an toàn Khi tính bền vững và giảm thiểu thực phẩm thải trở thành một phần quan trọng hơn bao giờ hết trong ngành công nghiệp chế biến, Đức Hiếu tin rằng điều cần thiết là khám phá các cách tránh lãng phí, tăng độ tươi và an toàn thực phẩm thông qua việc sử dụng chất bảo quản. Chúng rất quan trọng đối với việc ngăn vi sinh vật tấn công, giữ an toàn và tươi ngon trong hệ thống cung cấp thực phẩm toàn cầu. Nhiều món ăn chúng ta thưởng thức có thể được thực hiện nhờ các kỹ thuật bảo quản hiện đại (và cổ điển). Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vai trò của  chất bảo quản , những cách khác nhau để giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon, an toàn và kéo dài hạn sử dụng. Chất bảo quản để làm gì? Các hóa chất và kỹ thuật bảo quản giúp thực phẩm không bị hư hỏng cũng như oxy hóa nhanh chóng. Cho phép các nhà sản xuất / phân phối thực phẩm trên toàn cầu mà không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hai yếu tố quan trọng khiến thực phẩm nhanh bị hư là

Vai trò của chất bảo quản thực phẩm

  Vai trò của chất bảo quản thực phẩm Chất bảo quản là gì Phương pháp cổ điển mà có lẽ ai cũng biết để ngăn ngừa sự hư mốc, bảo quản thực phẩm chính là ướp muối cá và thịt. Ngày nay với sự tiên tiến của khoa học công nghệ, chất bảo quản vẫn tiếp tục vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngăn chặn nấm mốc, nấm men, thức ăn hư cũng như ngộ độc thực phẩm đe dọa tính mạng con người. Bách cách mở rộng tính năng, chất bảo quản làm giảm chi phí, cải thiện sự tiện lợi, kéo dài thời hạn sử dụng và tránh lãng phí thực phẩm.  Phân loại bảo quản Có hai phương thức bảo quản: vật lý và hoá học. Bảo quản vật lý đề cập đến các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Bảo quản bằng hóa chất là thêm các thành phần vào thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại tiềm ẩn do quá trình oxy hóa, ôi thiu, sự phát triển của vi sinh vật hoặc những thay đổi không mong muốn khác - và được coi là chất phụ gia bảo quản. FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại cả chất bảo quản tự nhiê

Chất nhũ hóa là gì

  Chất nhũ hóa là gì Trong ngành công nghiệp thực phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm mới bằng cách kết hợp nhiều thành phần rất cần thiết. Các nhãn hàng lớn như Dominos, Pizza Hut làm nước sốt của họ bằng quá trình nhũ hóa. Sau khi nghiền, giảm kích thước hạt, đồng nhất, phân tán. Các nhà sản xuất sẽ hợp nhất các thành phần này lại với nhau bằng  chất nhũ hóa . Vậy chất nhũ hóa là gì? Ngay sau khi khuấy/ trộn xong, nhũ tương bắt đầu phân tách trở lại. Để duy trì hỗn hợp đồng đều, chất nhũ hóa thực phẩm hoạt động như một liên kết giữ các phần tử lại với nhau. Nó làm cho thành phẩm mềm và mịn trong kết cấu, cải thiện chất lượng của hỗn hợp, giữ cho sản phẩm chắc và ổn định. Bên cạnh đó, dung dịch văng ra trong chế biến hoặc nấu nướng cũng được giảm bớt nhờ chất nhũ hóa. Sản phẩm đem lại khả năng hòa tan, biến đổi tinh thế, tạo bọt và tạo kem tốt hơn. Chất nhũ hóa có nhiều chức năng trong chế biến thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Các chất nhũ hóa thực phẩm phổ biến Chất nhũ hóa là 

Hương liệu thực phẩm là gì

  Hương liệu thực phẩm Phần lớn thực phẩm và đồ uống chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có mùi vị từ hương liệu nhân tạo. Mặc dù chúng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại, hương liệu vẫn là một bí ẩn đối với hầu hết mọi người. Lưỡi bạn có thể nhận biết năm vị trong món ăn: chua, ngọt, mặn, đắng và umami (ngon). Yếu tố khác tạo nên hương vị đến từ hương thơm của thực phẩm, người ta ước tính rằng có đến 80% vị giác được cảm nhận thông qua khứu giác. Đây là lúc các chất tự nhiên và nhân tạo xuất hiện, vì chúng thường dùng để thay đổi mùi hương cũng như cấu thành hương vị thực phẩm và đồ uống. Hương vị rất phức tạp, đôi khi có hàng chục hoặc hàng trăm chất tạo ra mùi đặc trưng của từng loại thực phẩm và đồ uống. Ví dụ trà có 47 chất tạo nên, trong khi cà phê được tạo bởi gần 100 chất. Trong bài viết này,  Đức Hiếu  sẽ liệt kê các chất hóa học thường sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tìm hiểu nguồn gốc của chúng và cách ứng dụng trong đồ ăn và thức

Tìm hiểu thêm về phụ gia thực phẩm

  Tìm hiểu thêm về phụ gia thực phẩm Hương vị thực phẩm là gì Hương vị là sự kết hợp của cảm giác về vị, mùi hoặc hương thơm, nóng hoặc lạnh, kết cấu. Hình thức bên ngoài của thực phẩm rất quan trọng, nhưng hương vị mới là yếu tố quyết định chất lượng và độ ngon miệng của món ăn. Các nguyên liệu tạo hương tự nhiên như gia vị, tinh dầu và nước hoa quả đã được sử dụng từ lâu trong ngành chế biến thực phẩm nhưng do nguồn cung không theo kịp nhu cầu, kéo theo đó là giá thành tăng. Các chất tạo hương tự nhiên đã được thay thế phần lớn bằng các chất tổng hợp. Hàng ngàn hợp chất tổng hợp hiện đang được sử dụng làm  phụ gia thực phẩm . Có bốn vị cơ bản: mặn, ngọt, chua và đắng. •  Mặn : Natri clorua là muối duy nhất có vị mặn nguyên chất. Bên cạnh việc truyền hương vị cho thực phẩm, nó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Các muối khác cũng có vị khác nhau, ví dụ iotua và bromua có vị đắng trong khi một số muối của chì và berili có vị ngọt. •   Ngọt : Đường được sử dụng nhiều để truyền vị ng