Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2022

Vai trò của chất bảo quản thực phẩm

  Vai trò của chất bảo quản thực phẩm Chất bảo quản là gì Phương pháp cổ điển mà có lẽ ai cũng biết để ngăn ngừa sự hư mốc, bảo quản thực phẩm chính là ướp muối cá và thịt. Ngày nay với sự tiên tiến của khoa học công nghệ, chất bảo quản vẫn tiếp tục vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngăn chặn nấm mốc, nấm men, thức ăn hư cũng như ngộ độc thực phẩm đe dọa tính mạng con người. Bách cách mở rộng tính năng, chất bảo quản làm giảm chi phí, cải thiện sự tiện lợi, kéo dài thời hạn sử dụng và tránh lãng phí thực phẩm.  Phân loại bảo quản Có hai phương thức bảo quản: vật lý và hoá học. Bảo quản vật lý đề cập đến các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Bảo quản bằng hóa chất là thêm các thành phần vào thực phẩm nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại tiềm ẩn do quá trình oxy hóa, ôi thiu, sự phát triển của vi sinh vật hoặc những thay đổi không mong muốn khác - và được coi là chất phụ gia bảo quản. FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại cả chất bảo quả...

Chất nhũ hóa là gì

  Chất nhũ hóa là gì Trong ngành công nghiệp thực phẩm, quá trình tạo ra sản phẩm mới bằng cách kết hợp nhiều thành phần rất cần thiết. Các nhãn hàng lớn như Dominos, Pizza Hut làm nước sốt của họ bằng quá trình nhũ hóa. Sau khi nghiền, giảm kích thước hạt, đồng nhất, phân tán. Các nhà sản xuất sẽ hợp nhất các thành phần này lại với nhau bằng  chất nhũ hóa . Vậy chất nhũ hóa là gì? Ngay sau khi khuấy/ trộn xong, nhũ tương bắt đầu phân tách trở lại. Để duy trì hỗn hợp đồng đều, chất nhũ hóa thực phẩm hoạt động như một liên kết giữ các phần tử lại với nhau. Nó làm cho thành phẩm mềm và mịn trong kết cấu, cải thiện chất lượng của hỗn hợp, giữ cho sản phẩm chắc và ổn định. Bên cạnh đó, dung dịch văng ra trong chế biến hoặc nấu nướng cũng được giảm bớt nhờ chất nhũ hóa. Sản phẩm đem lại khả năng hòa tan, biến đổi tinh thế, tạo bọt và tạo kem tốt hơn. Chất nhũ hóa có nhiều chức năng trong chế biến thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Các chất nhũ hóa thực phẩm phổ biến Chất nh...

Hương liệu thực phẩm là gì

  Hương liệu thực phẩm Phần lớn thực phẩm và đồ uống chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều có mùi vị từ hương liệu nhân tạo. Mặc dù chúng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại, hương liệu vẫn là một bí ẩn đối với hầu hết mọi người. Lưỡi bạn có thể nhận biết năm vị trong món ăn: chua, ngọt, mặn, đắng và umami (ngon). Yếu tố khác tạo nên hương vị đến từ hương thơm của thực phẩm, người ta ước tính rằng có đến 80% vị giác được cảm nhận thông qua khứu giác. Đây là lúc các chất tự nhiên và nhân tạo xuất hiện, vì chúng thường dùng để thay đổi mùi hương cũng như cấu thành hương vị thực phẩm và đồ uống. Hương vị rất phức tạp, đôi khi có hàng chục hoặc hàng trăm chất tạo ra mùi đặc trưng của từng loại thực phẩm và đồ uống. Ví dụ trà có 47 chất tạo nên, trong khi cà phê được tạo bởi gần 100 chất. Trong bài viết này,  Đức Hiếu  sẽ liệt kê các chất hóa học thường sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tìm hiểu nguồn gốc của chúng và cách ứng dụng trong...

Tìm hiểu thêm về phụ gia thực phẩm

  Tìm hiểu thêm về phụ gia thực phẩm Hương vị thực phẩm là gì Hương vị là sự kết hợp của cảm giác về vị, mùi hoặc hương thơm, nóng hoặc lạnh, kết cấu. Hình thức bên ngoài của thực phẩm rất quan trọng, nhưng hương vị mới là yếu tố quyết định chất lượng và độ ngon miệng của món ăn. Các nguyên liệu tạo hương tự nhiên như gia vị, tinh dầu và nước hoa quả đã được sử dụng từ lâu trong ngành chế biến thực phẩm nhưng do nguồn cung không theo kịp nhu cầu, kéo theo đó là giá thành tăng. Các chất tạo hương tự nhiên đã được thay thế phần lớn bằng các chất tổng hợp. Hàng ngàn hợp chất tổng hợp hiện đang được sử dụng làm  phụ gia thực phẩm . Có bốn vị cơ bản: mặn, ngọt, chua và đắng. •  Mặn : Natri clorua là muối duy nhất có vị mặn nguyên chất. Bên cạnh việc truyền hương vị cho thực phẩm, nó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Các muối khác cũng có vị khác nhau, ví dụ iotua và bromua có vị đắng trong khi một số muối của chì và berili có vị ngọt. •   Ngọt : Đường được sử dụng nh...

Chất tạo chua thực phẩm là gì

  Chất tạo chua thực phẩm Phụ gia thực phẩm là một phần thiết yếu của nền công nghiệp thực phẩm hiện đại, mang lại những lợi ích nhất định trong cuộc sống của mọi người. Phụ gia thực phẩm đã được ứng dụng, nghiên cứu, quản lý và kiểm soát bởi các cơ quan/ tổ chức trên thế giới. Là thành phần điển hình của thức ăn, nước uống, cho dù nó có giá trị dinh dưỡng hay không thì  phụ gia thực phẩm  đều nắm giữ vị trí quan trọng. Ứng dụng trong các khâu sản xuất, chế biến, chuẩn bị, xử lý, đóng gói, vận chuyển và bảo quản.  Phụ gia thực phẩm  ảnh hưởng đến các đặc tính của thực phẩm. Bao gồm các chất chống vón, chất tạo màu, chất điều vị, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất tạo ngọt....và  chất tạo chua  là một trong những phụ gia quen thuộc với chúng ta. Chất điều chỉnh độ chua hay chất tạo axit được sử dụng để tạo vị chua cho thực phẩm và hoạt động như chất bảo quản. Ngoài ra chất tạo chua còn giúp chống oxy hóa hoặc hỗ trợ lên màu đẹp. Nghe có vẻ là một thông s...

Những chất tạo ngọt phổ biến trong thực phẩm

  Chất tạo ngọt thực phẩm Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân tạo hoặc có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng để làm ngọt hoặc tăng hương vị của thực phẩm và đồ uống. Hiện tại có hơn 61 loại đường được ứng dụng trong thực phẩm. Những chất tạo ngọt ra đời vẫn cung cấp vị ngọt như đường nhưng chúng có rất ít hoặc gần như không có calo. Trong vài năm nay các nhà khoa học dinh dưỡng và bác sĩ đã xác nhận chúng có vai trò trong việc giảm tỷ lệ béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim, cũng như giảm cân. •  Chất tạo ngọt nhân tạo  được sản xuất hóa học không có ở tự nhiên, hiện có nhiều loại trên thị trường được FDA chấp thuận như saccharin, acesulfameK, aspartame, neotame và sucralose. •  Chất tạo ngọt tự nhiên  là chất thay thế đường được chiết xuất từ ​​thực vật. Ví dụ như stevia. Điều quan trọng cần lưu ý là chúng rất khó điều chỉnh độ ngọt do hàm lượng khác nhau cũng như cách sản xuất khác nhau. • Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có  chất l...

Phân biệt đường Dextrose Anhydrous và Glucose

  Đường Dextrose Anhydrous và Glucose Đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể con người cũng như là một chất phụ gia cần thiết trong nhiều quá trình chế biến thực phẩm. Có 3 dạng đường chính mà chúng ta thường tiêu thụ - glucose, fructose và sucrose. Glucose và Dextrose về cơ bản giống nhau. Tên "Glucose" và "Dextrose" thường được sử dụng thay thế cho nhau.  Dextrose Anhydrous/ Monohydrate  hoặc D-Glucose là loại glucose phổ biến nhất. Glucose - Nguồn năng lượng chính của cơ thể Khi chúng ta ăn, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy thức ăn để tạo ra glucose, đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Glucose là dạng đường đơn phổ biến nhất được tìm thấy trong các cơ thể sống. Một khi chúng ta tiêu thụ glucose và hấp thụ vào máu, nó sẽ biến thành đường huyết. Glucose luôn cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Sự tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu đôi khi tạo ra những tác động không tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh tiểu đường phải đặc biệt c...

Carrageenan

  Carrageenan Carrageenan là gì? Carrageenan là một chất phụ gia được sử dụng để làm đặc, nhũ hóa, tạo gel, bảo quản thực phẩm và đồ uống. Đây là một thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển đỏ (còn gọi là rêu Ailen). Loại rong biển ăn được này có nguồn gốc từ Quần đảo Anh, nơi nó được sử dụng trong nấu ăn truyền thống hàng trăm năm nay.  Carrageenan  ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm. Bạn dễ tìm thấy nó trong kem, pho mát, sữa, thạch, bánh pudding và sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Không giống như gelatin (được làm từ các sản phẩm động vật), carrageenan thích hợp cho người ăn chay trường. Công dụng của carrageenan • Mặc dù nó không có hương vị hoặc giá trị dinh dưỡng, nhưng  carrageenan  là một chất làm đặc và ổn định tuyệt vời. Một số nhà sản xuất thực phẩm dùng nó trong các sản phẩm như sữa socola, để ngăn sữa tách ra. •   Nó cũng có thể thay thế chất béo trong thực phẩm hoặc những món ít chất béo và các sản phẩm thay thế ...