Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Những chất tạo ngọt phổ biến trong thực phẩm

  Chất tạo ngọt thực phẩm Chất thay thế đường, chất tạo ngọt là những chất nhân tạo hoặc có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng để làm ngọt hoặc tăng hương vị của thực phẩm và đồ uống. Hiện tại có hơn 61 loại đường được ứng dụng trong thực phẩm. Những chất tạo ngọt ra đời vẫn cung cấp vị ngọt như đường nhưng chúng có rất ít hoặc gần như không có calo. Trong vài năm nay các nhà khoa học dinh dưỡng và bác sĩ đã xác nhận chúng có vai trò trong việc giảm tỷ lệ béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim, cũng như giảm cân. •  Chất tạo ngọt nhân tạo  được sản xuất hóa học không có ở tự nhiên, hiện có nhiều loại trên thị trường được FDA chấp thuận như saccharin, acesulfameK, aspartame, neotame và sucralose. •  Chất tạo ngọt tự nhiên  là chất thay thế đường được chiết xuất từ ​​thực vật. Ví dụ như stevia. Điều quan trọng cần lưu ý là chúng rất khó điều chỉnh độ ngọt do hàm lượng khác nhau cũng như cách sản xuất khác nhau. • Ngoài 2 loại trên, chúng ta còn có  chất làm ngọt chức năng  hay còn gọ

Phân biệt đường Dextrose Anhydrous và Glucose

  Đường Dextrose Anhydrous và Glucose Đường là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể con người cũng như là một chất phụ gia cần thiết trong nhiều quá trình chế biến thực phẩm. Có 3 dạng đường chính mà chúng ta thường tiêu thụ - glucose, fructose và sucrose. Glucose và Dextrose về cơ bản giống nhau. Tên "Glucose" và "Dextrose" thường được sử dụng thay thế cho nhau.  Dextrose Anhydrous/ Monohydrate  hoặc D-Glucose là loại glucose phổ biến nhất. Glucose - Nguồn năng lượng chính của cơ thể Khi chúng ta ăn, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy thức ăn để tạo ra glucose, đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Glucose là dạng đường đơn phổ biến nhất được tìm thấy trong các cơ thể sống. Một khi chúng ta tiêu thụ glucose và hấp thụ vào máu, nó sẽ biến thành đường huyết. Glucose luôn cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Sự tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu đôi khi tạo ra những tác động không tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh tiểu đường phải đặc biệt c

Carrageenan

  Carrageenan Carrageenan là gì? Carrageenan là một chất phụ gia được sử dụng để làm đặc, nhũ hóa, tạo gel, bảo quản thực phẩm và đồ uống. Đây là một thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển đỏ (còn gọi là rêu Ailen). Loại rong biển ăn được này có nguồn gốc từ Quần đảo Anh, nơi nó được sử dụng trong nấu ăn truyền thống hàng trăm năm nay.  Carrageenan  ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm. Bạn dễ tìm thấy nó trong kem, pho mát, sữa, thạch, bánh pudding và sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Không giống như gelatin (được làm từ các sản phẩm động vật), carrageenan thích hợp cho người ăn chay trường. Công dụng của carrageenan • Mặc dù nó không có hương vị hoặc giá trị dinh dưỡng, nhưng  carrageenan  là một chất làm đặc và ổn định tuyệt vời. Một số nhà sản xuất thực phẩm dùng nó trong các sản phẩm như sữa socola, để ngăn sữa tách ra. •   Nó cũng có thể thay thế chất béo trong thực phẩm hoặc những món ít chất béo và các sản phẩm thay thế sữa nhắm đến thị trường đồ ăn chay

Sodium Hydrosulfite

  Sodium Hydrosulfite Sodium Hydrosulfite còn được gọi là natri dithionit có công thức hóa học Na2S2O4. Nó có dạng bột kết tinh màu trắng và thường xuất hiện ở dạng khan. Có thể nói  Sodium Hydrosulfite  khá nổi tiếng ở Việt Nam nhờ công dụng tẩy trắng, khả năng khử mạnh của sản phẩm này cho phép khử màu ở nhiệt độ phòng. Natri dithionit ổn định khi khô nhưng chúng dễ bị oxy hóa dần trong không khí. Với hạn sử dụng tương đối ngắn, hóa chất này dễ bị biến chất nếu bảo quản không kỹ. Khi natri hydrosulfite bị ướt và thiếu oxy, nó sẽ bị phân hủy thành natri  thiosunfat  và natri bisulfit đồng thời tạo ra vị chua. Đặc tính:  Natri dithionite phân hủy khi đun nóng, hòa tan trong nước lạnh và không hòa tan trong etanol. Dung dịch nước của nó có bản chất không ổn định và có tính khử mạnh. Công dụng của  Sodium Hydrosulfite Là một hóa chất da dụng  Sodium Hydrosulfite dùng chủ yếu  trong ngành dệt nhuộm, sản xuất bột giấy và giấy, chất tẩy trắng thương mại, tẩy trắng thực phẩm và làm chất khử

Sodium Metabisulfite

  Sodium Metabisulfite Muối sodium metabisulfite là gì Natri metabisulfit là một hợp chất hóa học vô cơ có công thức Na2S2O5. Nó còn được gọi là natri pyrosulfit và natri disulfit. Natri metabisulfit thường tạo ra từ phản ứng giữa lưu huỳnh đioxit với natri cacbonat. Sau đây là phương trình phản ứng cuối: SO2 + Na2SO3 → Na2S2O5. Ở trạng thái tiêu chuẩn,  Sodium Metabisulfite  tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng hoặc trắng ngả vàng. Hợp chất này có mùi hăng nhẹ tương tự như mùi của lưu huỳnh đioxit. Điều quan trọng cần lưu ý là Sodium Metabisulfite có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với sulfit. Đặc tính: - Na2S2O5 hòa tan khá tốt trong nước - độ hòa tan của nó tương ứng với 65,3g / 100mL ở nhiệt độ 20 độ C. - Khi tiếp xúc với nước, natri metabisulfit giải phóng ra khí sulfur dioxide, có mùi hắc gây khó chịu. Công dụng của Sodium Metabisulphite Bản chất là một chất khử mạnh, Natri metabisulfit (SMBS) thường dùng làm chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất tẩy t

Sodium Propionate

  Sodium Propionate Sodium Propionate là chất gì? Sodium propionate (C3H5NaO2) là muối natri của axit propionic có dạng bột màu trắng, mịn rời (mã số phụ gia thực phẩm  E281 ). Trong ngành công nghiệp thực phẩm, nó được xem như một chất bảo quản, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Trong dược phẩm, nó sử dụng để điều trị nhiễm nấm da, thường được kết hợp với canxi propionat. Muối natri propionic có thể thâm nhập vào thành tế bào của vi khuẩn và làm giảm độ pH nội bào của nó. Điều đó dẫn đến ức chế sự phát triển của nấm mốc. Sodium Propionate được tạo ra như thế nào? Bản chất là một axit hữu cơ được tạo ra trong quá trình phân hủy hóa học của đường. Natri propionat có thể được tạo ra bằng phản ứng của axit propionic (E280) với natri hydroxit trong hydro peroxit và nước. Độ hòa tan của  Sodium Propionate: -  Trong nước: Hòa tan tự do trong nước và với độ hòa tan 100 g / 100 mL ở 15 ° C, tốt hơn so với canxi propionat. - Trong dung môi hữu cơ: Hòa tan trong etanol với độ hòa

Glucose Syrup

  Glucose Syrup Bạn có thể đã bắt gặp siro glucose trong danh sách thành phần của nhiều loại bánh kẹo hay thực phẩm đóng gói. Đương nhiên, chúng ta sẽ thắc mắc loại siro này là gì, nó được tạo ra như thế nào và có tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng  Đức Hiếu  tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về glucose syrup nhé. Glucose syrup là gì Glucose là một monosaccharide, một phân tử đơn lẻ thường được gọi là đường đơn thuộc họ carbohydrate. Glucose được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, mật ong và xuất hiện nhiều trong thực phẩm chế biến.  Siro glucose  được tạo ra bằng cách thủy phân hoặc phá vỡ các chuỗi phân tử glucose trong tinh bột. Phản ứng hóa học này tạo ra một dung dịch đậm đặc có hàm lượng glucose cao.  Glucose syrup  rất được yêu thích vì mùi vị dễ chịu, độ trong và độ nhớt (cả độ ngọt và độ nhớt sẽ phụ thuộc vào thời gian dung dịch thủy phân). Công dụng của siro glucose •   Siro glucose là một trong những sản phẩm đường đa năng nhất hiện có. Chúng chủ yếu được sử dụng trong sản xuất